Lịch sử phát triển Tân_Cảng_Sài_Gòn

  • Giữa thập niên 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng mới một cảng quân sự với cầu tàu dài hơn 1.200 mét, rộng 24 mét; bến nghiêng rộng 40 mét và hệ thống kho bãi, giao thông nội bộ, điện nước để phục vụ quốc phòng. Cảng này được gọi là Tân Cảng Sài Gòn để phân biệt với Cảng Sài Gòn.
  • Từ năm 1975 đến đầu năm 1989, khu vực Tân Cảng vẫn dùng cho vài hoạt động quân sự mà ít duy tu, bảo dưỡng nên hệ thống cầu tàu, kho bãi, giao thông, doanh trại, điện nước... đều xuống cấp nghiêm trọng. Mặt khác, do không có đơn vị chủ quản việc đóng quân, canh phòng nên an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn. Đến ngay 15 tháng 3 năm 1989, Bộ Quốc phòng Việt Nam ra Quyết định số 41/QP thành lập Quân Cảng Sài Gòn thuộc quân chủng Hải Quân, phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng. Bên cạnh đó, tận dụng công suất nhàn rỗi của cầu tàu, kho bãi để kinh doanh, tạo nguồn doanh thu nhằm tu bổ và từng bước nâng cấp cảng.

Trong 20 năm qua, Quân Cảng Sài Gòn đã trải qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1989-1991): Xây dựng tổ chức biên chế, lực lượng, chống xuống cấp cơ sở hạ tầng; chấn chỉnh trật tự, an ninh, khai thác tàu hàng rời. Tổ chức biên chế, lực lượng trong giai đoan này gồm: Ban Giám đốc 4 người cùng một số trợ lý, hai đơn vị trực thuộc là đội cảnh vệ và kho hàng; quân số 36 người.
  • Giai đoạn 2 (1992 - 1997): Tiếp tục phát triển tổ chức - biên chế lực lượng; nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị chuyên dùng; chuyển từ khai thác tàu hàng rời sang khai thác tàu container. Thực hiện Quyết định 325/TTg ngày 13 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ Việt Nam về thành lập lại Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Đến cuối năm 1996, tổ chức biên chế, lực lượng gồm: Ban giám đốc: 3 người, 11 phòng, một xí nghiệp, một đội, một ban. tổng quân số toàn đơn vị gần 1.000 người, ngoài ra còn quản lý gián tiếp hơn 1,000 người của 9 hợp tác xã xếp dỡ vệ tinh.
  • Giai đoạn 3 (1998-2005): Tiếp tục hoàn hiện mô hình tổ chức biên chế, lực lượng mở rộng địa bàn, qua mô, hiện đại hóa quản lý khai thác trọng khâu cảng container chuyên dụng. Trong giai đoạn này, Ban giám đốc gồm 7 người, xí nghiệp, 10 phòng và Tiểu đoàn tư vệ.
  • Giai đoạn 4 (Từ 2000 đến nay): chuyển sang mô hình công ty mẹ, công ty con theo quyết định số 342/TTg-ĐMDN của Thủ tướng và Quyết định số 82/2006/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tiếp tục mở rộng địa bàn, quy mô, chiều sâu hiện đại hóa quản lý khai thác Cảng, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh. theo đó tổ chức biên chế gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc, 8 công ty thành viên, 4 xí nghiệp, Trung tâm điều độ, Văn phòng, 11 phòng chức năng và Hải đoàn tự vệ. tổng quân số gần 3,000 người.